Kevin – Wikipedia tiếng Việt

Đối với những định nghĩa khác, xem Kevin ( xu thế )

Kevin
Giới tính Nam
Nguồn gốc
Ngôn ngữ tiếng Ireland
Từ ngữ/tên gọi Caoimhín
Ý nghĩa “có sự ra đời cao quý” (of noble birth)
Các tên khác
Mẫu biến thể Caoimhín; Kevan, Kevyn

Kevin ( ) là dạng Anh hoá của tên riêng Caoimhín ([kiːvʲiːnʲ], tiếng Ireland trung cổ: Caoimhghín [kəiṽʲʝiːnʲ], tiếng Ireland sơ cổ: Cóemgein [koiṽʲɣʲinʲ], Latin hoá Coemgenus) dành cho nam giới trong tiếng Ireland, được tạo thành từ tên trong tiếng Ireland caomh (tiếng Ireland sơ cổ cóem) “thân thiết; cao quý” (dear, noble)[1] và -gin (tiếng Ireland sơ cổ gein) “sự ra đời” (birth).[2]

Biến thể Kevan là dạng Anh hoá của Caoimheán, một dạng viết gọn bằng tiếng Ireland.[3]
Phiên bản nữ giới của tên gọi này là Caoimhe (Anh hoá như Keeva hoặc Kweeva).

Thánh Kevin (mất năm 618) thành lập tu viện Glendalough tại Vương quốc Leinster ở Ireland vào thế kỷ thứ 6. Được phong thánh vào năm 1903, ngài là một trong những vị thánh quan thầy của Tổng giáo phận Dublin.
Caomhán của Inisheer, thánh quan thầy của Inisheer, quần đảo Aran, được định nghĩa đúng là Cavan hoặc Kevan, nhưng cũng thường được nhắc tới là “Kevin”.

Tên gọi này hiếm khi được đặt cho trẻ sơ sinh trước thế kỷ 20, nhưng đã được “chấp nhận rộng rãi trong công đồng nói tiếng Anh” kể từ thời điểm đó,[3] trở nên phổ biến trong suốt thập niên 1950. Sự gia tăng đột ngột của sự phổ biến có thể do sự gắn liền với nam diễn viên Kevin McCarthy, người lần đầu tiên trở nên nổi tiếng với Death of a Salesman (1951). Tại Mỹ, tên gọi này đạt mức độ phổ biến cao nhất vào thứ 11 trong năm 1963. Độ phổ biến rộng rãi của nó đã giảm dần kể từ đó, nhưng tên gọi này vẫn được đặt với tần suất vừa phải, xếp thứ 89 vào năm 2016.[4]
Tên gọi này cũng có tình trạng tương tự ở Anh, trở nên phổ biến vào thập niên 1950, đạt đỉnh trong thập niên 1960, giảm dần trong các thập niên 1970 và 1980, và rời khỏi top 100 tên riêng phổ biến nhất trong thập niên 1990.[5]
Từ điển tên riêng Oxford cho thấy dạng Anh hoá Kevin có thể chịu ảnh hưởng từ sự chấp nhận tên gọi Kelvin (có nguồn gốc từ tên một con sông) như một tên riêng hiện đại, cũng đạt đỉnh của mức độ phổ biến trong cùng thời gian, mặc dù ở mức độ thấp hơn nhiều (đạt đỉnh ở vị trí 209 tính đến năm 1961 ở Mỹ).[6]

Ngược lại, ở khu vực Châu Âu không nói tiếng Anh, cái tên này đã trở nên phổ biến vào thập niên 1980.
Tên này đã được giới thiệu đến châu Âu thông qua nền văn hoá đại chúng, và nổi tiếng là cực kỳ phổ biến trong số các bậc cha mẹ ở tầng lớp thấp trong những năm 1980 đến thập niên 2000.
Cái tên đạt đỉnh điểm rõ rệt vào đầu thập niên 1990, đạt vị trí số 1 tại Pháp trong khoảng 1989–1994, trong khoảng 1991–1992 tại Thuỵ Sĩ và trong năm 1991 tại Đức. Vị trí cao nhất năm 1991 trong khu vực châu Âu nói tiếng Đức đạt được là do sự xuất hiện của bộ phim hài Giáng sinh Ở nhà một mình, được phát hành với tên “Kevin – Allein zu Haus” trong tiếng Đức (được đặt theo tên nhân vật chính “Kevin McCallister”, đóng bởi diễn viên 10 tuổi Macaulay Culkin).
Đặc biệt ở Đức, cái tên này phát triển đến mức nó gắn liền với trạng thái địa vị xã hội thấp, một thái độ phổ biến trong báo chí Đức dựa trên một luận văn thạc sỹ năm 2009 về phản ứng của các giáo viên tiểu học đối với tên của trẻ.[7] “Kevin” hoặc “Kevinismus” bằng tiếng Đức đã trở thành một cụm tốc ký chỉ niềm yêu thích ngắn ngủi cho những cái tên được dựa trên nền văn hóa đại chúng.[8][9]

Những người có tên gọi[sửa|sửa mã nguồn]

Trước 1940

Tên này tương đối ít được sử dụng ở những nước nói tiếng Anh trước những năm 1940 và đầu thế kỷ 20 nói chung vẫn tương quan đến những di sản của Ireland .

  • Kevin O’Higgins (Caoimhghín Ó hUigín, 1892–1927), chính trị gia người Ireland
  • Kevin Danaher (Caoimhín Ó Danachair, 1913–2002), nhà nghiên cứu văn học dân gian người Ireland
  • Kevin McCarthy (1914–2010), diễn viên người Mỹ
  • Kevin Heinze (1928–2008), người dẫn chương trình người Úc
  • Kevin White (1929–2012), thị trưởng Boston trong giai đoạn 1968–1984
  • Kevin Abley (sinh 1935), cầu thủ bóng bầu dục kiểu Úc
Thập niên 1940 – 1970

Giai đoạn gia tăng phổ biến đầu tiên ở Mỹ và vương quốc Anh

Thập niên 1980 – 1990

Sự suy giảm dần trong nền văn hoá đại chúng và sự nổi lên thông dụng ở khu vực châu Âu không nói tiếng Anh

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

Phương tiện liên quan tới Kevin (tên riêng) tại Wikimedia Commons